Mỹ phẩm xách tay đa dạng về nguồn gốc, xuất xứ. Để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng các bạn hãy dành chút thời gian để nghiên cứu về sản phẩm trước khi quyết định mua. Ngoài ra, đối với một số bạn gái, mỗi ngày hầu như không thể thiếu trang điểm mới có thể bước chân ra ngoài giao lưu và gặp gỡ. Tuy nhiên, ít ai biết được đối với đa số các mặt hàng trang điểm này, khi mở nắp sử dụng thì tuổi thọ của sản phẩm thật sự “không được kéo dài” như phái đẹp hay nghĩ. Đặc biệt, đối với những sản phẩm được nhập từ nước ngoài. Vậy làm thế nào để biết được hạn sử dụng của các sản phẩm cũng như giúp an toàn cho việc sử dụng mỹ phẩm.
Xin chia sẻ cùng các bạn một số hiểu biết và kinh nghiệm của mình liên quan đến hạn sử dụng của mỹ phẩm và cách phân biệt hàng thật giả nhé.
I, Hạn sử dụng của mỹ phẩm
M = Month (Tháng). 12M tương đương với 12 tháng, hay 1 năm.
Với những sản phẩm không ghi PAO thì thông thường hạn sử dụng sau khi mở nắp là 3 năm.
II, Đọc mã vạch sản phẩm để biết nguồn gốc xuất xứ
Tất cả các loại hàng hóa lưu thông trên thị trường đều cần phải có mã vạch. Nếu như CMND giúp ta phân biệt người này với người khác thì mã vạch cũng như là “CMND” của hàng hoá, giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá khác nhau.
Mã vạch của hàng hoá bao gồm hai phần: mã số của hàng hoá để con người nhận diện và phần mã vạch chỉ để dành cho các loại máy tính, máy quét đọc đưa vào quản lý hệ thống.
Hiện nay ở Việt Nam, hàng hóa trên thị trường hầu hết áp dụng chuẩn mã vạch EAN của Tổ chức mã số vật phẩm quốc tế – EAN International với 13 con số, chia làm 4 nhóm, có cấu tạo và ý nghĩa từ trái qua phải như sau :
2. Các hệ thống mã vạch cơ bản: Đến nay, trong giao dịch thương mại tồn tại 2 hệ thống cơ bản về Mã vạch:
Trong hệ thống Mã vạch EAN có 2 loại ký hiệu con số: Loại EAN-13 và EAN-8. Nhưng vì cấu trúc phức tạp nên chúng tôi không đề cập ở đây. Nhưng dù là cấu trúc nào thì nó cũng có 1 điểm chung là 2-3 số đầu là mã số về quốc gia (tùy nước, vd VN la 893 trong khi Anh la 50), còn lại là mã doanh nghiệp và mã hàng hóa.
VD như thế này:
Mã vạch (Bar code) là hình ảnh tập hợp ký hiệu các vạch (đậm, nhạt, dài, ngắn) thành nhóm vạch và định dạng khác nhau để các máy đọc gắn đầu Laser (như máy quét Scanner) nhận và đọc được các ký hiệu đó. Mã vạch EAN-13 hoặc mã vạch EAN-8 là những vạch tiêu chuẩn có độ cao từ 26,26 mm đến 21,64 mm và độ dài từ 37,29 mm đến 26,73 mm. Cũng có những trường hợp ngoại lệ đối với một số sản phẩm hàng hóa: Mã số tập hợp trên 13 chữ số đi với Mã vạch không có độ cao, độ dài nêu trên mà dải phân cách Mã vạch dài hơn, ngắn hơn. Ví dụ như vật phẩm điện thoại di động hiện nay, Mã số - Mã vạch rất đặc trưng.
Còn đây là mã quốc gia:
Lưu ý: Nó chỉ thị quốc gia ở đó người ta phát hành mã này chứ không nhất thiết là xuất xứ của sản phẩm. VD dầu gội L'oreal Professionel ghi “made in Spain” nghĩa là L'oreal có nhà máy sản xuất hoặc sản xuất hộ ở Spain, nhưng nơi xuất khẩu hàng ra các store hay các nước khác vẫn là L'oreal Professionel ở Pháp vì vậy trên mã vạch 2 số đầu thường là ghi từ 30-37.
3. Các công cụ để kiểm tra mã vạch sản phẩm:
Dưới đây là những phần mềm kiểm tra mã vạch thông dụng nhất hiện nay.
…
Hoặc các bạn cũng có thể kiểm tra sản phẩm qua mã UPC - một mã phần mềm được bảo đảm bởi Google. Trên mỗi sản phẩm thường sẽ có mã vạch. Các bạn dùng số mã vạch này paste trực tiếp vào google sẽ tìm được các trang uy tín bán sp có liệt kê số UPC. Dãy số bạn tìm được qua các trang web phải dẫn đến được đúng sp trong tay bạn thậm chí đúng hình và với son còn đúng luôn cả màu son, mã số son của bạn.
III, Mã Code giúp bạn biết được ngày sản xuất của hàng hóa:
Ở đây có code của rất nhiều sản phẩm, ngày sản xuất, hạn sử dụng của các sản phẩm đó. Các bạn có thể tự check ở nhà. Các mã code sản phẩm nếu là tuýp sẽ được in ở đáy tuýp hoặc trên nắp sản phẩm, nếu là lọ sẽ được in ở đáy lọ, trên nắp hoặc cạnh 2 bên, .... Ngoài ra có 1 số sản phẩm Shop mua cả thùng hoặc 1 gói của nó bao gồm 3-5 sản phẩm như son, sản phẩm dạng xịt thì mã code sẽ được in trên thùng, các bạn có thể hỏi Shop đọc lô code đó cho các bạn.
IV, Kiểm tra mỹ phẩm Nhật Bản
Cách kiểm tra như sau: Hàng Nhật không đề ngày sản xuất nhưng có mã code. Các bạn tìm mã code trên sản phẩm (thường dưới đáy sản phẩm hoặc mặt sau).
Vào trang http://www.upcdatabase.com/itemform.asp
Ví dụ: Sản phẩm kem Q10 dưỡng trắng body có mã vạch: 4971710312706. Bạn gõ mã vạch vào ô của trang web, nó sẽ hiển thị:
Description Hiển thị tên sản phẩm
Size/ Weight Trọng lượng
Issuing Country Nước sản xuất
Last Modified Thời gian sản phẩm thay đổi mẫu mới
Trường hợp không hiển thị trực tiếp vì chưa xác định rõ, bạn cũng không thể khẳng định chắc chắn sản phẩm đó là hàng Fake (bởi vì đơn giản là sản phẩm đó chưa đăng ký vào database của website mà thôi).
Lúc đó bạn có thể sẽ tiếp tục kiểm tra trên trang http://checkcosmetic.net/
Trong trường hợp trang này vẫn không cho ra được kết quả, vì lý do vẫn như trên thì bạn có thể check tiếp tại Google như mô tả tại mục 3 nhé ^^
Mỹ Phẩm Nhật Bản dùng tốt trong 3-4 năm kể từ khi mở nắp dùng nhé các bạn (dù năm sản xuất 2011, 2013 bạn mới mở nắp thì 2016 mới hết hạn=> nhưng hàng bạn xài không tới 3 năm thì lâu đấy? ^^).
Đối với mỹ phẩm Nhật Bản, nhà sản xuất không in hạn sử dụng trên bao bì mà quản lý theo lô hàng. Dưới đây là câu trả lời chính thức từ Shiseido Nhật Bản.
"Quý khách hàng thân mến, Chúng tôi thường xuyên nhận được câu hỏi như vậy. Đối với mỹ phẩm Nhật Bản, nhà sản xuất không in hạn sử dụng trên bao bì mà quản lý theo lô hàng"
Dưới đây là câu trả lời chính thức từ Shiseido Nhật Bản. "Xin cảm ơn bạn đã liên hệ với Shiseido Nhật Bản. Chúng tôi xin thông báo rằng chúng tôi không in ngày sản xuất hay ngày hết hạn lên mỗi sản phẩm. Tất cả hàng hoá của chúng tôi đều được sử dụng tốt trong vòng 3-4 năm, với điều kiện không mở nắp hộp và được giữ trong chỗ mát. Khi mở hộp thì nên giữ sản phẩm nơi mát tránh ánh nắng trực tiếp và luôn đậy nắp.